Rau OCOP 3 sao Thanh Trì
  • Home/
  • Tin tức/
  • Rau OCOP 3 sao Thanh Trì
Tin tức

Rau OCOP 3 sao Thanh Trì

Nằm ở vùng đất bãi phù sa sông Hồng, đa phần các loại rau VietGAP của bà con Thanh Trì (Hà Nội), đã vào khu vực nội đô và từng bước chiếm lĩnh thị trường.
Rau ở đây được trồng theo vụ: vụ hè thu có rau muống, mồng tơi, rau ngót, bầu bí, mướp. Mùa đông có su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt, rau cải ngồng, cải ngọt; áp Tết Nguyên đán còn trồng ngô quà. Bình quân vụ đông sản xuất 2 lứa, vụ hè 3 lứa. Phần đa các loại rau màu kể trên, chỉ trong vòng 80 – 90 ngày thì cho thu hoạch.
Đầu ra và giá cả các loại rau màu nói trên khá bình ổn theo thời điểm, ví dụ: dưa chuột 13.000 đồng/kg, ngô nếp 3.000 đồng/bắp, cà chua 15.000 đồng/kg, cải mơ 13.000 đồng/kg, cải ngồng 10.000 đồng/kg, rau muống 9.000 đồng/kg… Thời gian qua đã có Hợp tác xã An Phát ký hợp đồng quanh năm. Bình quân, mỗi vụ gia đình bà cung cấp cho An Phát 3 – 7 tấn rau, màu các loại; còn lại khoảng 50% nữa phải đi bán lẻ ở các chợ đầu mối. Doanh thu hàng năm, trừ chi phí, lãi ròng khoảng 120 – 130 triệu đồng/năm.
 

Gian hàng HTX An Phát. (Ảnh: KTNT)

 
Ngoài ra, các hộ trồng rau OCOP 3 sao, còn được tập huấn quy trình trồng rau an toàn. Có sổ nhật ký theo dõi của từng cá nhân, và của nhóm trưởng. Hàng tuần, tháng, đoàn kiểm tra về thu sổ nhật ký theo dõi cách chăm sóc rau, màu của bà con, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, và có biểu dương, phê bình kịp thời” – bà Như cho biết thêm.
Hiện, hơn 100 hộ dân sản xuất rau VietGAP vùng bãi, chủ yếu bón phân vi sinh, theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Trước đây, khi chưa có thuỷ điện Hoà Bình, mỗi mùa lũ về, phù sa sông Hồng đỏ ngầu, dâng ngập bãi. Nay, không còn nguồn phân tự nhiên nói trên nên phải bổ sung bằng phân gà, phân chuồng, rau úa vàng ủ hoai mục để tăng độ phì nhiêu cho vùng bãi.
Điều bắt buộc là, từ cán bộ đến trưởng nhóm, và người sản xuất đều phải có sổ ghi chép. Bởi cán bộ của HTX An Phát và trưởng nhóm có thể đến kiểm tra bất kỳ lúc nào, nếu không tuân thủ quy định thì không nhập rau
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, cho biết: “Hiện, Thanh Trì đang tập trung chăm sóc, tận thu sản lượng rau vụ Đông như su hào, bắp cải, cà chua, súp lơ, rau cần, cải xoong và vệ sinh đồng ruộng, để gieo trồng gối cây vụ Xuân, với diện tích 600 ha. Tập trung ở 2 địa phương vùng bãi Duyên Hà và Yên Mỹ, đây cũng là 2 đơn vị đã được T. p Hà Nội quy hoạch là vùng rau an toàn, với diện tích 147,5ha, trong đó, diện đã đạt tiêu chuẩn VietGAP là 109,4ha.
 

Mô Hình trồng rau công nghệ cao
Ngoài ra, Thanh trì còn chú trọng mô hình nhóm hộ liên kết sản xuất, với 151 hộ dân, tham gia liên kết chuỗi tiêu thụ, với các doanh nghiệp như HTX An Phát, Công ty Davicorp, HTX Đại Lan, Công ty Thắng Loan, với tổng diện tích trên 37 ha”.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT Hà Nội, cho biết: “Từ đầu năm 2021 đến nay, do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nên Sở đã tổ chức khá nhiều buổi bán hàng trực tuyến, đặc sản OCOP của địa phương cho bà con. Thông qua hình thức này, các chủ thể đã được tham gia rất nhiều buổi đào tạo, tập huấn, trao đổi những kinh nghiệm về kỹ năng Livestream bán hàng, trao đổi chéo các đặc sản vùng miền với nhau trên nền tảng kỹ thuật số. Nhất là kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng Hà Nội, trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp và kéo dài”.
Mặt khác, cũng theo ông Mỹ thì, đây chính là hoạt động tiếp nối chuỗi các sự kiện thiết thực như: Tập huấn cho bà con kỹ năng tiếp thị và bán hàng trên môi trường số “Tập huấn online”, “Ngày hội Livestream”, xúc tiến thương mại thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây”, thông qua đó giúp bà con tiếp cận chương trình chuyển đổi số trong sản xuất hàng hoá, kinh doanh, hoặc tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Nhất là trong bối cảnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, sau một thời gian dài giãn cách xã hội để phòng tránh dịch Covid-19.
Xuân Mạnh (TH)
Theo ocopvietnam.com.vn

Bình luận