Hà Tĩnh: Nước mắm Phú Khương nâng tầm thương hiệu nước mắm truyền thống Việt
  • Home/
  • Tin tức/
  • Hà Tĩnh: Nước mắm Phú Khương nâng tầm thương hiệu nước mắm truyền thống Việt
Tin tức

Hà Tĩnh: Nước mắm Phú Khương nâng tầm thương hiệu nước mắm truyền thống Việt

Những ngày tháng chạp, người dân tại TP Hà Tĩnh lại tất bật đón tết. Dịp này, Công ty TNHH nước mắm Phú Khương đón nhận lễ khai trương dây chuyền lọc và đóng nước mắm tự động. Đánh dấu bước ngoặt trong tương lai là cơ sở nước mắm truyền thống với quy mô và chất lượng được đầu tư, phát triển xứng tầm thương hiệu Việt.
Nước mắm Phú Khương – Bí quyết mang đậm hồn Việt
 
Tọa lạc tại tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng (ở thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh trên diện tích rộng 6000 m², cơ sở nước mắm Phú Khương với hơn 4 đời ông bà để lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của tỉnh ủy và người dân địa phương về sản phẩm Ocop an toàn, chất lượng, thân thiện với môi trường. 
 
Ngay từ lúc sinh ra, người con tại mảnh đất Kỳ Xuân, Kỳ Anh Hà Tĩnh đều được bố mẹ, ông bà truyền nghề cách làm mắm. Có lẽ vì thế, nói đến quy trình làm mắm người nào cũng đọc vanh vách. Nhưng ít ai lại tạo ra được hương vị mộc mạc, sâu đậm, vừa ngửi là mê như nước mắm Phú Khương. Chinh phục được những bà nội trợ khó tính, kể cả những người sành và yêu thích hương vị mắm truyền thống. 
 
Mở rộng thị trường phân phối, HTX Phú Khương ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trên các sàn giao dịch lớn như: big c, vinmart.... Từ tổ hợp tác nhỏ sản xuất 20 tấn cá/năm. Đến nay đơn vị đã chuyển đổi thành mô hình HTX với quy mô lớn sản xuất hơn 200 tấn cá/ năm. Một năm doanh thu ước tính đạt gần 2 tỷ đồng. Tạo việc làm cho hơn 10 lao động trong vùng với thu nhập tháng từ 5 -6 triệu đồng/năm. Năm 2019, HTX đã sản xuất hơn 30.000 lít nước mắm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của bà con trong vùng và các khu vực lanh cận. Từ năm 2017 đến nay, HTX Phú Khương đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng 30 bệ nước mắm bằng tấm năng lượng mặt trời tự đảo. Với ứng dụng công nghệ cao, HTX đã nâng cao được chất lượng sản phẩm. Tạo được thế cạnh tranh lớn tại một số thị trường khó tính. 
Ông Đặng Ngọc Sơn cùng đại diện  các ban ngành tại tỉnh thăm quan cơ sở sản xuất nước mắm Phú Khương.

 
Theo ông Đặng Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh: Làm Ocop phải trung thực , lấy thực tiễn, cái tâm của mình làm tuyệt đối, không đánh bóng thương hiệu. Sau khi thực hiện chương trình OCOP, cơ sở Phú Khương đã thay đổi và tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự giác chấp hành rất nghiêm ngặt quy trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến lúc sản phẩm ra thị trường. Đây là một trong những cơ sở điểm đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh thí điểm về phát triển sản phẩm OCOP. Điều đặc biệt hiện nay tại cơ sở Phú Khương đó là họ đã phát huy tốt kinh nghiệm truyền thống tạo ra sản phẩm nước mắm chất lượng tốt, tạo nên giá trị đặc biệt. Quy trình sản xuất được công bố với người tiêu dùng, sản phẩm giới thiệu và kiểm soát thương hiệu thông qua truy xuất nguồn gốc bằng hệ thống QR code AR code. 
 
Được biết Hà Tĩnh cũng đã phát triển nhiều sản phẩm chất lượng. Đến nay có 140 sản phẩm tham gia, trên 70 sản phẩm được công nhận 3 sao. Ngay từ đầu triển khai Hà Tĩnh đã thực hiện một cách chặt chẽ, công khai, minh bạch, chính điều này đã làm nên thương hiệu của chương trình OCOP tại tỉnh Hà Tĩnh.
 
Trung thực với khách hàng là yếu tố then chốt
 
Bí quyết làm nên thương hiệu nước mắm Phú Khương đó là tạo sự trung thực với khách hàng. Ngoài việc cho ra đời quy trình công nghệ truyền thống, dây chuyền sản xuất hiện đại, thì sự tín nhiệm của người dùng rất quan trọng. Sản phẩm chất lượng, hiệu quả chắc chắn sẽ được khách hàng tin dùng và tín nhiệm. Bà Lê Thị Khương – Giám đốc HTX Phú Khương cho hay. 
 
Ở nước mắm Phú Khương trước khi tham gia chương trình Ocop ban đầu cơ sở nhỏ, chỉ dừng lại ở những đơn hàng lẻ bán tại địa bàn, đóng can đơn sơ nhưng khi tham gia chương trình OCOP được tập huấn thì cơ sở đã hiểu bản chất chương trình. Từ đó củng cố và phát triển hợp tác xã thành HTX mạnh hơn. Điều đáng nói sự tham gia của chương  trình OCOP đã sử dụng được vùng nguyên liệu của địa phương.  Qua đó tạo nên sự phát triển cộng đồng và tạo công ăn việc làm cho bà con ở ngay chính địa phương, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới ngay tại cơ sở mình.  Ông Nguyễn Hữu Dực - Phó chánh văn phòng NTM– Chi cục trưởng chi cục phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cho biết. 
 
HTX Phú Khương đón nhận lễ khai trương dây chuyền lọc và đóng nước mắm tự động.


 
Theo ông Trần Đình Gia – Bí thư huyện ủy tỉnh Hà Tĩnh: Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã phát huy kinh tết nông nghiệp của huyện. Đặc biệt Kỳ Anh là huyện tập trung nhiều sản vật rất tốt. Ví dụ như: nước mắm, các sản phẩm chế biến hải sản, sản phẩm từ hoa quả... Chúng tôi xác định huyện ưu tiên chỉ đạo các cơ sở quan tâm đầu tư cho các chủ hộ tham gia chương  trình OCOP. Trước hết lựa chọn các sản phẩm đủ điều kiện tiêu chuẩn, huyện hỗ trợ chính sách về đất đai, điều kiện, cử cán bộ hướng dẫn để các chủ hộ phát triển theo đúng quy trình OCOP. Tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, các cơ quan truyền thông để các cơ sở thực hiện chương trình OCOP quảng bá sản phẩm, nâng tầm sản phẩm trên cơ sở chất lượng truyền thống nhưng có quy mô và quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay huyện đã có 9 sản phẩm được tỉnh xếp loại.  
Bài và ảnh: Thanh Hậu
Theo thoibaoviet.com.vn

Bình luận