Làng nghề dệt chiếu Cái Chanh (Cần Thơ): Đứng vững trong cơ chế thị trường
  • Home/
  • Tin tức/
  • Làng nghề dệt chiếu Cái Chanh (Cần Thơ): Đứng vững trong cơ chế thị trường
Tin tức

Làng nghề dệt chiếu Cái Chanh (Cần Thơ): Đứng vững trong cơ chế thị trường

Bên cạnh thế mạnh sông nước miệt vườn, du lịch Cần Thơ còn được biết đến với các làng nghề truyền thống như: Bánh tráng Thuận Hưng, lưới Thơm Rơm, đan đát Trà Uối (Thốt Nốt), hoa Phó Thọ- Bà Bộ (Bình Thủy), đan lọp Thới Long, bánh kẹo Ba Rích (Ô Môn)… Trong đó, nghề dệt chiếu Cái Chanh - Thường Thạnh (Cái Răng) lại được đánh giá là mang vẻ đẹp êm ả của vùng miền Tây sông nước hiền hòa.
Từ xưa, chiếc chiếu là vật phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Và cái nghề dệt chiếu cũng không quá xa lạ, hầu như đều xuất hiện ở cả ba vùng Bắc – Trung – Nam. Tuy nhiên, tại mỗi vùng khác nhau, chiếc chiếu lại có một đặc trưng riêng. Tọa lạc tại phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, xưa nay nổi tiếng với nghề thủ công đan chiếu sợi truyền thống. So với các làng nghề chiếu khác trong nước, nghề dệt chiếu ở Cái Chanh xuất hiện muộn hơn, người dân làm thường làm chiếu quanh năm, nhưng tập trung nhiều và sôi nổi nhất là vào dịp giáp Tết.
Ngày trước, nghề dệt chiếu đã đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho nhiều hộ gia đình nơi đây, nên có thời nhà nhà, người người đổ xô làm chiếu. Trải qua thời gian hình thành và phát triển, đứng trước nhiều nguyên nhân khác nhau nghề chiếu cái Chanh mai một dần. Với lòng yêu nghề mà cha ông truyền lạ, vẫn còn đó một số gia đình vẫn quyết tâm bám trụ, gìn giữ nghề cho tới thời điểm hiện nay.

Làng nghề dệt chiếu Cái Chanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu là cây lác (cây nước mặn) và cây bố (cây nước ngọt). Đặc biệt, theo chia sẻ của người dân làng nghề, lác nước mặn dệt chiếu chắc, bền và đẹp hơn. Để dệt nên một tấm chiếu cần phải qua rất nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi mình tỉ mỉ và lòng yêu nghề. Theo đó, cây lác sau thu hoạch sẽ được đem phơi khô, sau đó sợi lác phơi khô được nhuộm màu cho đều và tiếp tục hong khô rồi mới đưa lên khung dệt thành chiếu. 
Trong cái nắng oi ả hay những cơn mưa rào bất chợt, những người thợ dệt chiếu vẫn ngày ngày miệt mài dệt nên từng chiếc chiếu chỉn chu mang nét đẹp bình dị, êm ả. Qua thời gian, chiếc chiếu không chỉ chứa đựng công sức lao động mà còn là tấm lòng, tình yêu nghề của con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
 
Có thể nói nhờ ưu điểm vừa bền, gọn, êm, mùa đông ấm, mùa hè mát, giá bán lại rẻ nên chiều Cái Chanh được sử dụng rộng rãi. Chiếu Cái Chanh có nhiều loại và đủ mọi kích cỡ, màu sắc. Trong đó được khách hàng lựa chọn nhiều nhất là chiếu trơn làm từ sợi lác trắng tự nhiên không nhuộm màu.
Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập phát triển, những chiếc máy dệt bắt dầu được đưa vào sản xuất, thay thế những khung dệt truyền thống thì nét đẹp làng nghề dệt chiếu Cái Chanh ít nhiều phai nhạt. Tuy nhiên, việc chuyển hướng, áp dụng cơ giới hóa vào làng nghề truyền thống đã góp phần đưa làng nghề từ chỗ có nguy cơ bị mai một, trở thành nghề có tiềm năng mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương. Chính từ những điều và tình yêu, sự gắn bó với nghề của người dân địa phương đã giúp làng nghề Cái Chanh đứng vững được trong cơ chế thị trường hiện nay cũng như đã tồn tại với thời gian qua bao thăng trầm.
Bài và ảnh An Yên
Theo Thoibaoviet.com.vn

Bình luận