Các nước nghèo phải đối mặt gánh nặng nợ cao
  • Home/
  • Tin tức/
  • Các nước nghèo phải đối mặt gánh nặng nợ cao
Tin tức

Các nước nghèo phải đối mặt gánh nặng nợ cao

Theo báo cáo gần đây từ Ngân hàng thế giới, các nước nghèo phải đối mặt gánh nặng nợ cao nhất trong hai thập kỷ qua. Ghi nhận 26 nền kinh tế kém phát triển đang lâm vào hoàn cảnh nợ nghiêm trọng kể từ năm 2006.

Theo báo cáo gần đây (13/10) của Ngân hàng Thế giới (World Bank, viết tắt: WB), ghi nhận tỷ lệ GDP (tổng sản phẩm quốc nội), viện trợ toàn cầu cho 26 nền kinh tế thu nhập thấp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 21 năm qua. Bên cạnh đó, nghiên cứu từ WB còn cho thấy, nợ chính phủ (nợ công) tại những quốc gia này, nơi sinh sống của khoảng 40% dân số thế giới, hiện ở mức trung bình 72% GDP - cao nhất trong 18 năm qua. Người dân tại các quốc gia này đang phải sống với chi phí dưới 2,15 USD/ngày. Lượng viện trợ quốc tế tính theo sản lượng kinh tế cho những quốc gia này cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.

Các nước nghèo phải đối mặt gánh nặng nợ cao

Các nước kém phát triển đang phải đối mặt với gánh nặng nợ cao nhất trong vòng hai thập kỷ qua (Nguồn: pexels)

Về nguyên nhân khiến tình hình trở nên ngày càng tồi tệ bất chấp sự giúp đỡ mạnh mẽ từ nước ngoài, Phó kinh tế trưởng WB - ông Ayhan Kose nói rằng, có nhiều vấn đề các nền kinh tế thu nhập thấp đang phải tự xử lý. Điều này bao gồm chiến tranh gây ra tác hại lâu dài cho ngân sách chính phủ và hệ quả của việc phải vay nợ rất nhiều trong đại dịch Covid-19, khiến thâm hụt cơ bản tăng gấp 03 lần. Báo cáo từ WB còn cho thấy, nhiều quốc gia không thể xóa bỏ hoàn toàn các thâm hụt cũ, khoản vay từ đại dịch là một điển hình.

Ước tính gần một nửa trong số 26 nền kinh tế nghèo nhất thế giới hiện đang rơi vào tình trạng nợ nần hoặc có nguy cơ nợ nần cao. Tỷ lệ này gấp đôi con số ghi nhận của năm 2015. Ứng phó trước tình hình trên, WB nói đã ủy thác cho Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association, viết tắt: IDA) - đơn vị con trực thuộc đơn vị, thông qua các tổ chức đa phương, cung cấp gần một nửa tổng số viện trợ phát triển mà các nền kinh tế này nhận được vào năm 2022.

Về lâu dài, nhà kinh tế trưởng WB - ông Indermit Gill cảnh báo, nếu muốn thoát khỏi tình trạng khẩn cấp kinh niên và đạt được các mục tiêu phát triển quan trọng, các nền kinh tế thu nhập thấp cần phải đẩy nhanh đầu tư với tốc độ chưa từng có.

Bora Tran

 

Bình luận