Khai thác dầu khí Biển Đông, Malaysia mâu thuẫn với Trung Quốc
  • Home/
  • Tin tức/
  • Khai thác dầu khí Biển Đông, Malaysia mâu thuẫn với Trung Quốc
Tin tức

Khai thác dầu khí Biển Đông, Malaysia mâu thuẫn với Trung Quốc

Kiên định với hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông, Malaysia cho biết sẽ cởi mở đối thoại và đàm phán với các quốc gia khác trong khu vực, bất chấp điều này sẽ mâu thuẫn với Trung Quốc.

Theo chia sẻ trên trang Facebook cá nhân ngày 15/10, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Malaysia - ông Datuk Seri Anwar Ibrahim cam kết, chính quyền Kuala Lumpur có thể dẫn dắt và thúc đẩy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt: ASEAN) trở thành khối kinh tế lớn thứ 04 thế giới. Phát biểu này được đại diện Malaysia tuyên bố trong phiên chất vấn của Bộ trưởng cùng ngày tại Dewan Rakyat (Quốc hội nước này).

Khai thác dầu khí Biển Đông, Malaysia mâu thuẫn với Trung Quốc

Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim tại phiên chất vấn của Bộ trưởng ngày 15/10 tại Dewan Rakyat (Nguồn: Facebook “Datuk Seri Anwar Ibrahim”)

Với tư cách Chủ tịch ASEAN trong năm 2025, ông Datuk Seri Anwar Ibrahim cho biết, nhiều kế hoạch hỗ trợ cho các thành viên thuộc Hiệp hội đã sẵn sàng, bao gồm lợi ích kinh tế. Malaysia đánh giá cao tiềm năng của ASEAN 2025 khi có sự góp mặt của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council, viết tắt GCC) cùng với Trung Quốc, Ả Rập (Arab) và thế giới, bên cạnh các cuộc gặp gỡ, đối thoại đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Trong đó, GCC là liên minh chính trị và kinh tế giữa tất cả các quốc gia Arab ở Vịnh Ba Tư (ngoại trừ Iraq) nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội.

Cũng nhắc đến Bắc Kinh trong cuộc họp cùng ngày, tờ The Star (Malaysia) dẫn phát ngôn của Thủ tướng nước này cho biết, Kuala Lumpur kiên định với các yêu sách lãnh thổ tại Biển Đông. Đồng thời, hoạt động thăm dò dầu khí mang tên “PETRONAS” của nước này vẫn tiếp tục bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc. Ông Datuk Seri Anwar Ibrahim khẳng định, cách tiếp cận của Malaysia phù hợp với nguyên tắc ASEAN, ủng hộ giải quyết vấn đề thông qua thảo luận. Do đó, nước này sẵn sàng cởi mở đối thoại và đàm phán với các quốc gia cũng như đảm bảo lập trường cứng rắn không cản trở quan hệ ngoại giao, thương mại và tình hữu nghị với những bên liên quan.

Khai thác dầu khí Biển Đông, Malaysia mâu thuẫn với Trung Quốc

Malaysia cho biết kiên định với hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông, bất chấp mâu thuẫn với Trung Quốc (Nguồn: Facebook “Datuk Seri Anwar Ibrahim”)

Đại diện chính quyền Kuala Lumpur nhấn mạnh, tranh chấp lãnh thổ trong khu vực (Biển Đông) liên quan đến nhiều quốc gia, Trung Quốc không nên xem mình là trọng tâm duy nhất. Malaysia nhắc lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số của của ASEAN. Trong đó, Hiệp định khung kinh tế số ASEAN, Hiệp định thương mại tự do,... là một trong những ưu tiên, không phải là “đấu trường” đụng độ giữa các cường quốc.

StratNewsGlobal - Trang tin tức chuyên về các vấn đề chiến lược ở Nam Á cho biết, dự án Petronas đang khai thác dầu khí tại Kasawari - một mỏ khoáng sản nằm ngoài khơi Sarawak (bang Malaysia). Mỏ này ước tính có trữ lượng khí đốt 10 nghìn tỷ feet khối, bắt đầu triển khai vào tháng 8/2023, đồng thời được xem là một trong những tài nguyên năng lượng quan trọng đối với nước này. Kể từ khi đi vào hoạt động, Petronas không ít lần chạm trán với tàu Trung Quốc có dấu hiệu khiêu khích, hành động thù địch. Báo cáo gần đây của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) ghi nhận nhiều “chuyếnthăm” thường xuyên của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đến khu vực, đôi khi chỉ cách các giàn khí đốt 1.000m. Bất chấp thách thức do Bắc Kinh gây ra, dự án vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược năng lượng ở Malaysia.

Truyền thông châu Á (Asia News Network) nhận định, Biển Đông vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi sau khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối toàn bộ khu vực, bất chấp yêu sách hàng hải chồng lấn từ Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam. Tại cuộc họp ASEAN gần đây về Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct, viết tắt: COC) - chương trình có sự tham dự của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đa số ca các quốc gia thuộc ASEAN đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại, giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình, theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Bộ Ngoại giao Bắc Kinh và Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaysia hiện vẫn chưa đưa ra bình luận.

Therion Son

 

Bình luận